Sitemap là gì? Hướng dẫn cách tạo và khai báo sitemap cho mọi website từ A-Z

Sitemap là gì? Cách tạo và khai báo sitemap với Google như thế nào là vấn đề được mọi SEOer quan tâm, nhất là những người mới vào nghề. Có thể nói, Sitemap có vai trò cực kỳ quan trọng để hướng dẫn bot Google đến được với tất cả các nội dung có trên website một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin về sitemap, đồng thời hướng dẫn bạn cách tạo và khai báo sitemap với Google.

Sitemap là gì?

Sitemap hay còn gọi là sơ đồ website. Đây là file được dùng để liệt kê tất cả các trang và tập tin có trên website. Đáng chú ý là danh sách liệt kê này sẽ được sắp xếp theo dạng sơ đồ phân tầng. Trong đó các file hay tập tin quan trọng sẽ được đề cập đến trước. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm biết được những URL nào cần được ưu tiên xuất hiện. 

Sitemap được ví như sơ đồ của website
Sitemap được ví như sơ đồ của website

Nhiệm vụ của sitemap

Thực tế Sitemap không có vai trò quyết định trong việc tăng thứ hạng của trang web. Tuy nhiên đây lại là cơ sở để bộ máy tìm kiếm của Google thu thập thông tin và đánh giá chất lượng của website. Sitemap giúp điều hướng bộ máy tìm kiếm về website của bạn. 

Bên cạnh đó, Sitemap còn giúp công cụ tìm kiếm nhận diện được trang nào trên website của bạn là quan trọng nhất và tốt nhất. Nhờ có sitemap, Google thu thập dữ liệu trên trang web và hiển thị kết quả nhanh chóng, hiệu quả và thông minh hơn. SEOer có thể dựa vào kết quả tìm kiếm này để lên kế hoạch tối ưu website trên trang kết quả tìm kiếm một cách phù hợp nhất.

Sitemap là cơ sở để bộ máy tìm kiếm thu thập và đánh giá chất lượng website
Sitemap là cơ sở để bộ máy tìm kiếm thu thập và đánh giá chất lượng website

Các loại Sitemap phổ biến

Tùy theo thực tế, nhu cầu và mục đích sử dụng mà sitemap có nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số loại sitemap được dùng nhiều nhất.

HTML Sitemap

Đây là dạng sơ đồ website được xây dựng bằng mã HTML dành cho người dùng website. Nhờ vậy giúp người dùng dễ dàng tiếp cận đến mục họ đang muốn tìm kiếm.

Không chỉ làm nhiệm vụ chuyển hướng cho người dùng, sitemap còn là cơ sở để Google đánh giá sự thân thiện của website, từ đó góp phần tăng thứ hạng website của bạn.

Để người dùng dễ dàng tìm kiếm, HTML Sitemap nên được bố trí ở phần Footer của website.

XML Sitemap

XML Sitemap được tạo ra cho bot của các công cụ tìm kiếm. File này chứa tất cả các dữ liệu, thông tin, các metadata chung với URL của website. Chúng làm nhiệm vụ giúp bot Google định hướng và thu thập dữ liệu, thông tin trên website nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Để tối ưu SEO và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, thông thường các website sẽ sử dụng cả hai loại sitemap này.

XML Sitemap giúp bot Google tìm kiếm, thu thập dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn
XML Sitemap giúp bot Google tìm kiếm, thu thập dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn

Các loại Sitemap khác

Ngoài các sitemap chính ở trên còn có một số sitemap phụ để giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu phù hợp hơn như:

  • Sitemap Index: Đây là sơ đồ chỉ mục Sitemap chứa danh sách các tập sitemap khác và được dùng để đặt trong file robots.txt.
  • Sitemap-category.xml: Đây là sơ đồ các danh mục có trên website
  • Sitemap-products.xml: Sơ đồ các link về sản phẩm trên website
  • Sitemap-image.xml: Sơ đồ, cấu trúc các link ảnh trên website
  • Sitemap-video.xml: Sơ đồ tất các video có trên website
  • Sitemap-tags.xml: Sơ đồ tất các thẻ tag có trên website
  • Sitemap-articles.xml: Sơ đồ tất các URL bài viết có trên website

Những lợi ích của Sitemap đối với website

Website muốn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao thì cần phải cho bot thu thập dữ liệu dễ dàng. Sitemap giống như một bản đồ dẫn đường giúp các công cụ tìm kiếm khám phá và index nhanh hơn. Sitemap mang đến rất nhiều lợi ích cho website:

SEO dễ dàng hơn

Sitemap có khả năng hệ thống những trang chất lượng trên website của bạn và thông báo cho Google biết website của bạn có chất lượng hay không. Sitemap cũng điều hướng bộ máy tìm kiếm đến được những nội dung tốt. Khi trang web của bạn nhận được đánh giá tốt từ Google thì quá trình SEO sẽ diễn ra hiệu quả hơn.

 Sitemap là công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả
Sitemap là công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả

Rút ngắn thời gian index

Index là quá trình website hoặc bài viết trên website được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, những website mới thường gặp khó khăn trong vấn đề index do có quá ít backlink trỏ về. Nhờ có sitemap, bot Google sẽ vào website của bạn và thông báo với Google về việc index trên site. Vì thế website của bạn sẽ rút ngắn được thời gian index. Trang của bạn sẽ nhanh chóng đến được với người dùng.

Nâng cao trải nghiệm cho người dùng

Nhờ có sitemap, người dùng có thể hình dung về cấu trúc của website. Vì thế sẽ dễ dàng hơn khi truy cập vào các trang web để tìm kiếm thông tin cần thiết. Sơ đồ website càng chi tiết, phân cấp càng rõ ràng thì càng nâng cao trải nghiệm cho người dùng mỗi khi ghé thăm website của bạn. 

Các website nhất định nên dùng sitemap

Nếu website của bạn không có nhiều trang hoặc media đồng thời các trang này được liên kết với nhau đúng cách thì bot Google vẫn dễ dàng truy cập được vào tất cả các trang mà không cần đến Sitemap. Tuy nhiên để tối ưu SEO thì sitemap vẫn là tiêu chí quan trọng, đặc biệt là đối với những website sau:

  • Website mới hoặc website chưa xây dựng internal link: Những site này nên tạo XML Sitemap để Google index nhanh hơn?
  • Website sở hữu nhiều danh mục lớn và rất nhiều danh mục con: Sitemap sẽ giúp bot crawl nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
  • Sitemap cũng giúp bạn chứng minh với Google rằng bài viết của bạn là bài viết gốc nhờ các thông tin được lưu trữ tại Sitemap.
Các website mới, website có nhiều danh mục nhất thiết nên dùng sitemap
Các website mới, website có nhiều danh mục nhất thiết nên dùng sitemap

Làm thế nào để xem sitemap của website?

Rất đơn giản để bạn có thể xem được sitemap của website. Theo đó, bạn chỉ cần thêm sitemap.xml vào phần đuôi của địa chỉ website. Chẳng hạn như https://www.example.com/sitemap.xml

Hướng dẫn cách tạo sitemap cho website

Sitemap ảnh hưởng rất lớn đến chiến thuật SEO. Bởi vậy bạn cần lên kế hoạch tạo sitemap trước khi thiết kế web và phải làm chỉn chu ngay tư đầu để để tối ưu quá trình làm SEO. 

Cách tạo HTML Sitemap

Tạo HTML Sitemap cho WordPress: Nếu bạn dùng website WordPress thì khởi tạo Simple Sitemap là phương án hiệu quả nhất. Bạn có thể xây dựng và thiết kế HTML Sitemap trực tiếp bằng trình soạn thảo mặc định được tích hợp trong Simple Sitemap một cách rất dễ dàng.

Plugin Simple Sitemap giúp tạo HTML Sitemap cho WordPress nhanh chóng, dễ dàng
Plugin Simple Sitemap giúp tạo HTML Sitemap cho WordPress nhanh chóng, dễ dàng

Tạo HTML Sitemap thủ công: Bằng phương pháp lập trình thủ công, bạn có thể sử dụng các tag <ol> hoặc <ul> kết hợp CSS để tạo ra HTML Sitemap phù hợp.

Cách tạo XML Sitemap

Chúng ta có các cách tạo XML Sitemap như sau:

Tạo XML Sitemap cho website WordPress

Bạn có thể dùng một số plugin để khởi tạo XML Sitemap cho website WordPress

Tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO

Yoast SEO là plugin được rất nhiều người dùng để hỗ trợ tối ưu SEO cho website WordPress, trong đó có tính năng tạo XML Sitemap. Dưới đây là các bước tạo XML Sitemap bằng Yoast SEO:

Bước 1: Cài đặt Yoast SEO

Bạn cài Yoast SEO trực tiếp trong kho Plugin của WordPress. Khi quá trình cài đặt kết thúc, bạn cần kích hoạt Yoast SEO.

Plugin Yoast SEO giúp tạo XML Sitemap
Plugin Yoast SEO giúp tạo XML Sitemap

Bước 2: Mở cài đặt nâng cao cho các trang

Trên thanh điều khiển, bạn chọn Yoast SEO, sau đó chọn Dashboard

Chọn tab Features, chọn Advanced setting pages và chọn Enabled để sử dụng tính năng chỉnh sửa nâng cao.

Bước 3: Kích hoạt XML Sitemap

Trên thanh điều khiển, bạn chọn mục XML Sitemaps.

Để kích hoạt XML Sitemaps, bạn chuyển sang Enable. Tại đây bạn có thể chỉnh sửa file XML Sitemaps như để bài nào được xuất hiện,…Nếu bạn không có yêu cầu gì đặc biệt cho website thì không cần chỉnh sửa gì.

Bước 4: Kiểm tra

Để kiểm tra XML Sitemaps, bạn thêm sitemap.xml vào cuối của domain.

Sitemap được tạo thành công sẽ có dạng như trên
Sitemap được tạo thành công sẽ có dạng như trên
Tạo XML Sitemap bằng Google XML Sitemaps 

Ngoài Yoast SEO thì plugin Google XML Sitemaps cũng được nhiều người sử dụng. Để tạo XML Sitemap bằng plugin này, bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cài đặt, kích hoạt Google XML Sitemaps

Bạn có thể vào link https://wordpress.org/plugins/google-sitemap-generator/ để tải plugin này về cài đặt hoặc cài đặt trực tiếp trong kho plugin của WordPress. Khi cài đặt hoàn tất, bạn tiến hành kích hoạt.

Trước tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Google XML Sitemaps
Trước tiên bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Google XML Sitemaps

Bước 2: Thiết lập XML Sitemaps

Bạn vào mục Settings, chọn XML Sitemaps và thiết lập các mục sau:

  • Sitemap Content: Chọn những nội dung sẽ bao gồm trong Sitemap như hình dưới đây:
Thiết lập mục sitemap content
Thiết lập mục sitemap content
  • Excluded items: Bạn có thể loại trừ các trang, bài, hoặc danh mục không muốn chúng xuất hiện trong Sitemap như hình dưới đây:
Thiết lập mục Excluded items
Thiết lập mục Excluded items
  • Priorities: Bạn chọn các trang ưu tiên mà bạn muốn bot chú ý và thu thập thường xuyên hơn với các trang khác:
Thiết lập mục Priorities
Thiết lập mục Priorities
  • Change Frequencies: Đối với mục này, bạn chỉ nên thay đổi khi có kế hoạch content và cần bot thu thập dữ liệu thường xuyên hơn.
Thiết lập mục Change Frequencies
Thiết lập mục Change Frequencies

Bước 3: Hoàn tất và kiểm tra

Sau khi hoàn tất việc thiết lập, bạn cần kiểm tra lại XML Sitemap đã tạo. Plugin Google XML Sitemaps sẽ tạo ra XML Sitemap có dạng như sau:

XML Sitemap đã được tạo bằng plugin Google XML Sitemap
XML Sitemap đã được tạo bằng plugin Google XML Sitemap
Tạo XML Sitemap bằng công cụ Online XML-Sitemaps.com

Để tạo Sitemap bằng công cụ XML-Sitemaps.com, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com/
Truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com/
Truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com/
  • Bước 2: Nhập URL và chọn Start. Ngoài ra, bạn có thể bật, tắt một số tùy chọn như: tính năng tự động tính toán mức độ ưu tiên, thông tin lần thu nhập dữ liệu gần nhất.
Bật tắt một số tùy chọn
Bật tắt một số tùy chọn
  • Bước 3: Chọn View Sitemap Details khi quá trình xử lý hoàn tất
Chọn View Sitemap Details
Chọn View Sitemap Details
  • Bước 4: Tải Sitemap về
Tải XML Sitemap về
Tải XML Sitemap về
  • Bước 5: Upload file XML lên thư mục của website trên Hosting sau đó bạn kiểm tra lai XML Sitemap.

Hướng dẫn khai báo sitemap đến Google

Sau khi khởi tạo xong, bạn cần khai báo Sitemap đến Google thông qua công cụ Google Search Console. Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Search Console.
Google Search Console
Google Search Console
  • Bước 2: Chọn mục Sitemaps và nhập URL trỏ về sitemap, sau đó chọn Submit.
Chọn sơ đồ trang web
Chọn sơ đồ trang web
  • Bước 3: Sau khi submit, công cụ tìm kiếm sẽ crawl toàn bộ website dựa vào sitemap.

Trường hợp website không có trang nào bị lỗi thì sẽ hiển thị thông báo thành công như sau:

Trạng thái thành công
Trạng thái thành công

Trường hợp gặp lỗi khi submit thì sẽ xuất hiện thông báo như sau. Bạn có thể dựa vào thông báo này để chỉnh sửa và submit lại.

Bạn cần sửa lại lỗi nếu có
Bạn cần sửa lại lỗi nếu có

Sau khi submit thành công, bot sẽ có cách crawl website cho phù hợp hơn. Ngoài ra, file sitemap còn có khả năng tự động cập nhật và lưu trữ các thông tin như: các trang quan trọng cần được crawl thường xuyên, tần suất mỗi trang được cập nhật, khi trang được thay đổi lần cuối.

Tại sao nên tách nhỏ sitemap?

Nếu sitemap của website chứa quá nhiều đường link thì Google sẽ mất nhiều thời gian để tải sitemap về và phân tích. Thêm vào đó, nếu bạn submit bài viết liên tục thì Google cũng phải liên tục download Sitemap.

Vì lý do đó, bạn nên tách nhỏ Sitemap để tăng hiệu suất hoạt động cho Google. Việc chia nhỏ Sitemap còn giúp tiết kiệm băng thông đồng thời giúp Google crawl website một cách nhanh chóng.

Theo đó, bạn nên chia nhỏ khoảng 500 link cho mỗi Sitemap. Ngoài ra bạn có thể dựa vào nội dung để chia nhỏ sitemap như: Sitemap bài viết, sitemap video, sitemap ảnh hoặc sitemap category,….

Lời kết

Có thể thấy, Sitemap một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ đắc lực cho chiến lược SEO. Bởi lẽ công cụ này giúp bộ máy tìm kiếm của Google truy xuất những bài viết trên website nhanh hơn. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ có ích cho bạn và giúp bạn xây dựng website của mình thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm. Nếu còn băn khoăn, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Tin nổi bật

Mô hình 3C là gì? Vai trò của mô hình 3C trong chiến dịch Marketing

Mô hình 3C là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong các chiến dịch...

Cách download video từ trang web không hỗ trợ tải – Hướng dẫn chi tiết dễ làm

Trong thời đại ngày nay, mọi thứ đều có thể tìm thấy trên internet, đặc...

App Mobile là gì? Chìa khóa để đuổi kịp thời đại số hóa của các doanh nghiệp

Khi công nghệ đang ngày càng bùng nổ và xu hướng số hóa đang dẫn...

Bio link là gì? Cách tạo Bio link đơn giản, ấn tượng cho người mới bắt đầu

Những năm gần đây, Bio link nổi lên là một khái niệm rất hot, được...