Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện các chiến dịch marketing để nâng cao nhận thức về thương hiệu, tiếp cận khách hàng mục tiêu và cải thiện hiệu suất kinh doanh. Vậy chiến dịch marketing là gì? Làm sao để phát triển một chiến dịch Campaign Marketing thành công? Nếu bạn đang muốn xây dựng các chiến dịch thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây:
Chiến dịch marketing là gì?
Chiến dịch marketing còn được gọi là Campaign Marketing hay chiến dịch tiếp thị. Đây là chương trình được xây dựng với mục đích quảng bá sản phẩm hay thương hiệu và có vai trò cực kỳ quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Chiến dịch tiếp thị có thể được thực hiện trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như báo chí, truyền hình, quảng cáo trên website, mạng xã hội, poster, prints ads,…Các chiến dịch này mang lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy nhận thức của người dùng về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Thông qua đó, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.
Hiện nay có nhiều giải pháp marketing khác nhau. Tuy nhiên SEO tổng thể là dịch vụ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để triển khai toàn bộ chiến dịch marketing một cách hiệu quả, bền vững và lâu dài trên môi trường marketing Online.

Các loại hình chiến dịch marketing phổ biến
Có thể bạn đang băn khoăn không biết nên triển khai Campaign Marketing theo hình thức
nào cho phù hợp? Vậy thì hãy tham khảo một số loại hình Campaign Marketing phổ biến dưới đây:
Chiến dịch Digital Marketing
Digital marketing là hình thức tiếp thị trên nền tảng trực tuyến thông qua các kênh truyền thông số hay kênh truyền thông online. Việc thực hiện chiến dịch tiếp thị trên không gian mạng giúp doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng truy cập vào website của mình. Từ đó quảng bá được sản phẩm thương hiệu và tạo ra doanh số bán hàng khủng.
Để thực hiện chiến dịch Digital marketing, doanh nghiệp cần đến các phương tiện khác nhau để mang đến hiệu quả cao nhất. Ví dụ như:
SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm): SEO là loại hình Digital Marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất. Chiến dịch SEO mang đến lượng truy cập tự nhiên thông qua các công cụ tìm kiếm, từ đó nâng cao nhận diện của trang web, đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng và đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh.
Mạng xã hội: Tiếp thị trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube cũng là hình thức phổ biến để giới thiệu thương hiệu đến với người tiêu dùng và tiếp cận khách hàng mục tiêu trên toàn thế giới.
Paid campaign: Các chiến dịch marketing trả phí như Google Ads, Facebook Ads,,…giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận trong thời gian ngắn.

TVC Campaign
TVC Campaign là chiến dịch tiếp thị được thực hiện trên truyền hình dưới dạng video hay hình ảnh. Hình thức quảng cáo này thường được áp dụng để quảng bá cho các sự kiện hoặc sản phẩm hay dịch vụ của một nhãn hàng.
TVC Campaign thường được chiếu trên tivi và xuất hiện xen kẽ giữa các chương trình với thời lượng từ 10 – 30 giây với chi phí tương đối cao.
Influencer Marketing Campaign
Chiến dịch Influencer Marketing có sự góp mặt của những người nổi tiếng hay các KOL. Họ là những người có độ nhận diện cao trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó và có số lượng lớn người hâm mộ trên các nền tảng như Facebook, Instagram.
Các Influencer có vai trò như một đại sứ thương hiệu và xuất hiện trong các đoạn quảng cáo. Họ chia sẻ video, hình ảnh hoặc đánh giá về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn quảng bá để tăng độ nhận diện cho sản phẩm. Nhờ vậy nhóm người theo dõi các Influencer biết đến sản phẩm hoặc dịch vụ và có thể trở thành khách hàng của thương hiệu. Influencer Marketing Campaign đang là xu hướng nổi bật hiện nay.
Seasonal Push Campaign
Seasonal Push Campaign còn được gọi là tiếp thị theo mùa. Chiến dịch tiếp thị này được triển khai để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ theo từng mùa hoặc lễ hội trong năm, chẳng hạn như Black Friday. Các doanh nghiệp thường tận dụng thời điểm người tiêu dùng có nhu cầu mua bán cao để thực hiện tiếp dịch theo mùa nhằm mục đích kích cầu mua sắm.
Các hình thức thường gặp của chiến dịch Seasonal Push Campaign là Festive advertising ví dụ như Giáng Sinh, Tết,…Thông qua chiến dịch marketing, người tiêu dùng biết các sản phẩm và chương trình khuyến mãi, giảm giá,…Điều này sẽ kích thích người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn.

Sponsored Marketing Campaign
Đây là chiến dịch quảng cáo mà các doanh nghiệp tài trợ cho một bộ phim, music video hoặc một sự kiện. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ quảng bá về thương hiệu của mình. Điển hình của hình thức Sponsored Marketing Campaign là sự xuất hiện của nhãn hàng Tiki trong các video âm nhạc của một số ca sĩ Việt.
Các thương hiệu điện thoại như Redmi, Xiaomi cũng tài trợ cho các trận đấu cricket và logo của các thương hiệu này được in trên áo của các vận động viên và in trên sân vận động. Chiến dịch marketing này thường được áp dụng cho các thương hiệu có mức chi lớn cho chiến dịch quảng cáo.
Digital Ads Campaign
Đây là chiến dịch quảng cáo tính phí theo lượt hiển thị để thu về lượt click và lượt xem giúp tăng doanh số bán hàng. Digital Ads Campaign thường được triển khai qua Facebook Ads, Instagram Ads, Google Ads, Zalo Ads,…
Chiến dịch Digital Ads thường được thực hiện bởi các công ty Agency. Thời gian nghiên cứu và thực hiện các chiến dịch thường ngắn hơn so với các loại hình chiến dịch khác.
Traditional Marketing Campaign
Đây là chiến dịch marketing truyền thống được triển khai để quảng bá thương hiệu trên các kênh như đài phát thanh, truyền hình, sách báo, bảng tin,….Hình thức tiếp thị này yêu cầu khoản chi phí khá lớn và thường hướng đến đối tượng khách hàng trong khu vực gần.
Có thể thấy các loại hình chiến dịch marketing rất đa dạng. Mỗi chiến dịch đều mang đến tầm ảnh hưởng nhất định cho doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức phù hợp với môi trường và đối tượng khách hàng muốn hướng tới.
Các bước xây dựng Marketing Campaign thành công và hiệu quả
Triển khai chiến dịch marketing là hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên để xây dựng một chiến dịch tiếp thị không hề đơn giản và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư về thời gian, chi phí. Dưới đây là các bước giúp doanh nghiệp xây dựng Marketing Campaign thành công.
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch marketing
Mỗi chiến dịch marketing đều có mục tiêu khác nhau. Do đó doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu tiếp thị trong một thời gian cụ thể. Chẳng hạn như mục tiêu tăng trưởng khách hàng mới, hay mục tiêu giúp khách hàng quay trở lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Việc xác định mục tiêu đúng đắn còn giúp doanh nghiệp xây dựng được ngân sách phù hợp theo từng nhiệm vụ.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Trước khi xây dựng chiến dịch marketing, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp định hình được chiến dịch marketing. Doanh nghiệp cần bán những thứ mà người dùng cần chứ không nên cố bán những thứ mà không ai muốn.
Thị trường thích hợp để kinh doanh là nơi có người mong muốn mua sản phẩm hoặc có hứng thú với sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng.

Bước 3: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
Mục tiêu chiến dịch marketing sẽ quyết định đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cần tiếp cận.
Chẳng hạn mục tiêu của chiến dịch tiếp thị là tăng doanh số bán hàng, tri ân khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi thì khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp chính là những người từng mua sản phẩm.
Nếu mục tiêu chiến dịch là mở rộng thị trường, tăng nhận diện thương hiệu, thì doanh nghiệp cần tập trung vào đối tượng khách hàng tiềm năng và những khách hàng mới.
Để hỗ trợ cho việc tìm kiếm và xác định chân dung khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc khảo sát trên mạng xã hội hoặc sử dụng các công cụ như Google Analytics, Facebook Insights,….để nghiên cứu và thu thập về sở thích, nhu cầu và thói quan của khách hàng. Khi đã xác định và nghiên cứu sâu về khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tạo ra được chiến dịch marketing hiệu quả.
Bước 4: Xác định thị trường mục tiêu
Lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp sẽ giúp chiến dịch tiếp thị tiếp cận được đúng khách hàng mục tiêu và có sự chuyển đổi tốt. Thị trường mục tiêu có liên quan đến các yếu tố tâm lý học, nhân khẩu học của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xác định thị trường ngách để tập trung và tối đa hóa các nỗ lực tiếp thị.
Bước 5: Xây dựng các chiến dịch marketing
Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu phù hợp, doanh nghiệp cần xây dựng một số chiến dịch marketing bao gồm các yếu tố như thông điệp tiếp thị, phương thức tiếp cận, kế hoạch triển khai chiến dịch.
Trong đó, thông điệp tiếp thị có thể là một hình ảnh, video, một thông điệp quảng cáo hay một câu slogan,…Đây là điều mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng.
Hình thức tiếp cận là phương tiện mà doanh nghiệp dùng để truyền tải thông điệp tiếp thị đến khách hàng, chẳng hạn như quảng cáo trên Google, các kênh mạng xã hội, quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, tạp chí,….
Kế hoạch triển khai là các bước chi tiết cần thực hiện, chi phí, thời gian, cách thức đo lường chiến dịch,…Việc xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể giúp cho chiến dịch marketing được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.

Bước 6: Triển khai chiến dịch tiếp thị
Khi đã xây dựng được chiến dịch tiếp thị một cách cụ thể, doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai chiến dịch của mình bằng cách:
Thực hiện các hoạt động tiếp thị như quảng cáo cáo trên Google, mạng xã hội, tạp chí trực tuyến, tạo dựng nội dung trên blog, triển khai các sự kiện, chương trình khuyến mãi.
Quản lý ngân sách cho các hoạt động tiếp thị và sử dụng ngân sách một cách đúng đắn, hiệu quả.
Bước 7: Theo dõi, đánh giá hiệu của Marketing Campaign
Mỗi chiến dịch marketing có tiêu chuẩn cũng như chỉ số đánh giá hiệu quả khác nhau. Ví dụ chiến dịch email marketing đánh giá hiệu quả bằng tỷ lệ nhấp vào liên kết bên trong email, tỷ lệ hủy đăng ký hoặc tỷ lệ chuyển đổi.
Chiến dịch quảng cáo Google Adword đánh giá hiệu quả dựa vào tỷ lệ nhấp vào quảng cáo. Chiến dịch quảng cáo Facebook đánh giá dựa vào tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ tương tác trên bài đăng,….
Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả chiến dịch tiếp thị là việc không thể bỏ qua để đảm bảo rằng doanh nghiệp có sự đầu tư ngân sách đúng đắn và đạt được các mục tiêu đề ra. Dựa vào kết quả đánh giá, doanh nghiệp cũng có sự điều chỉnh về chiến lược marketing trong tương lai để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa.
Bước 8: Tối ưu hóa chiến dịch marketing
Sau khi đánh giá hiệu quả chiến dịch, có thể bạn sẽ tìm thấy những điểm hạn chế và cần được tối ưu. Từ đó, bạn cần có sự điều chỉnh các chiến lược marketing cho phù hợp chẳng hạn như điều chỉnh tệp khách hàng mục tiêu, tối ưu hóa các quảng cáo trực tuyến như cải thiện nội dung, hình ảnh, tiêu đề, cải thiện trang web. Điều này sẽ giúp chiến dịch tiếp thị đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai.
5 Case study chiến dịch marketing thành công nhất lịch sử
Hiện nay không ít thương hiệu, doanh nghiệp đã áp dụng thành công các chiến dịch tiếp thị và đạt được những thành tựu rực rỡ. Dưới đây là 5 case study có sự thành công nổi bật nhất.
“Share a Coke” của Coca-Cola
Chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola đã trở thành một hiện tượng toàn cầu và có sự thành công bậc nhất trong lịch sử marketing. Chiến dịch marketing online này đã được Coca-Cola triển khai vào năm 2011 bắt đầu ở Úc. Với chiến dịch này, hãng đã thay thế logo và tên thương hiệu trên nhãn các chai nước bằng 250 tên người phổ biến nhất.
Việc cầm trên tay chai nước ngọt có in tên của mình mang đến cho người tiêu dùng cảm giác thích thú và tự hào. Không chỉ vậy, chia sẻ chai nước có in tên người khác cho người thân, bạn bè thể hiện những ý nghĩa sâu sắc.
Cũng vì lý do này mà chiến dịch “Share a Coke” của Coca-Cola có sự thành công ngoài sức tưởng tượng. Khoảng 76.000 hình ảnh chai Coca-Cola của thương hiệu đã được xuất hiện trên khắp các bài đăng và được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Lượng truy cập vào website của hãng tăng đến 870% với tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm tăng thêm 7%.

“Đi về nhà” của Honda
Honda Việt Nam đã rất thành công với Marketing Campaign “Đi về nhà”. Hãng đã rất thông minh và tinh tế khi kết hợp chiến dịch quảng bá với MV dòng nhạc Rap vốn đang rất hot để tạo sức hút với công chúng. Sự tham gia của 2 ca sĩ nhạc Rap đình đám là Đen Vâu và JustaTee đã thu hút đông đảo người dùng xem MV.
Bài hát “Đi về nhà” không chỉ có giai điệu hay mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khi thể hiện mong muốn đoàn tụ gia đình vào ngày Tết. Lời bài hát tuy đơn giản nhưng mang lại cảm giác vô cùng ấm áp, thân thương, khiến những người con xa nhà không khỏi xúc động, muốn xách xe lên và chạy ngay về nhà với cha mẹ.
Qua chiến dịch marketing này, Honda đã thể hiện sự thức thời và bắt trend vô cùng hiệu quả. Chỉ sau 4 ngày ra mắt, MV đã thu hút gần 18 triệu lượt xem và đạt vị trí top 2 “Trending” trên Youtube. Chiến dịch tiếp thị này mang đến cho Honda Việt Nam sự thành công vang dội.

“Pepsi mang Tết về nhà” của Pepsico Việt Nam
Đây là chiến dịch marketing được thực hiện thường niên của Pepsico Việt Nam. Thành công của chiến dịch không chỉ là quảng bá sản phẩm mà còn là chương trình ý nghĩa hỗ trợ học sinh, sinh viên, công nhân nghèo về quê ăn Tết. Thương hiệu đã trao tặng hàng ngàn vé xe, vé tàu lửa, vé máy bay cho những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ “mang Tết về nhà”.
Năm 2024, chiến dịch “Pepsi mang Tết về nhà” đã có sự thành công nổi bật với kết quả vô cùng ấn tượng. Hiện, chiến dịch này đã được Pepsico Việt Nam thực hiện liên tục trong 3 năm và mang lại những giá trị thiết thực cho hãng cũng như người tiêu dùng.

“Mãi bên nhau bạn nhé” của Acecook Việt Nam
Là thương hiệu lớn, Acecook Việt Nam cũng không bỏ qua việc thực hiện các chiến dịch marketing để quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Nhân dịp kỷ niệm 25 năm, thương hiệu đã triển khai chiến dịch “Mãi bên nhau bạn nhé” bằng một video ca nhạc cùng tên. Video với bài hát về tình bạn gắn bó bên nhau cùng những gói mì ăn liền của Acecook.
Chiến dịch “Mãi bên nhau bạn nhé” cũng thuộc mô típ về nội dung gia đình, tình bạn mang đến cảm xúc gần gũi, ấm áp, được người dùng hào hứng đón nhận.
Acecook đã rất khéo léo khi lồng ghép thông điệp quảng cáo vào trong MV ca nhạc. Thương hiệu đã xây dựng và triển khai chiến dịch marketing vô cùng thành công, giúp hình ảnh thương hiệu đến với nhiều người và ngày càng phổ biến tại thị trường Việt Nam.

“Lắc xì” của MOMO
Một chiến dịch marketing khác cũng rất nổi tiếng trong dịp Tết đến xuân về là chiến dịch “Lắc xì” của MOMO. Chiến dịch này đã được thương hiệu thực hiện trong nhiều năm với nhiều cải tiến độc đáo.
Năm 2022, thương hiệu mang đến số lượng quà tặng “khủng” với tổng giá trị các phần thưởng lên đến 300 tỷ đồng thu hút 12 triệu người chơi với hơn 300 triệu lượt lắc trong suốt thời gian triển khai chiến dịch. Chiến dịch cũng có sự tham gia của các nhà tài trợ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như ăn uống, du lịch, tài chính,…
“Lắc xì” của MOMO được tổ chức dưới dạng gamification (trò chơi hóa), đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân trong dịp Tết. Quan trọng hơn, các hoạt động, trò chơi trong chiến dịch luôn khuyến khích người chơi tương tác, mời thêm bạn bè, người thân tham gia. Nhờ đó giúp MOMO tiếp cận được với nhiều người dùng hơn.

Lời kết
Thị trường hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu. Vì thế việc xây dựng và triển khai các chiến dịch marketing chính là “đòn bẩy” quan trọng giúp các doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, khẳng định vị thế thương hiệu và tạo sự tăng trưởng bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, xây dựng và triển khai Marketing Campaign là điều không hề dễ dàng. Doanh nghiệp nên liên hệ với các công ty Agency uy tín, chuyên nghiệp để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
Tin nổi bật
Production House là gì? Các loại hình dịch vụ, quy trình sản xuất
Khi nhu cầu sáng tạo nội dung ngày càng bùng nổ trên các nền tảng...
Thẻ Canonical tag là gì? Cách dùng thẻ Canonical để tối ưu SEO
Để dự án SEO thành công cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố,...
Lỗi 401 là gì? Giải mã nguyên nhân và hướng dẫn khắc phục
Lỗi 401 là gì? Đây là một tình trạng lỗi rất thường gặp và dễ...
Chiến dịch marketing là gì? Cách xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện các chiến dịch marketing để...